THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
1. Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCTN. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức... Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam.
Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác PCTN. Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập “với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng thêm một bước”. Trong nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, có 56.572 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 16.259 cấp ủy viên các cấp. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra 13 tổ chức đảng và 33 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận các tổ chức đảng, đảng viên đều có khuyết điểm, vi phạm, trong đó đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách 3 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 13 đảng viên (khiển trách 7, cảnh cáo 6). Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị đã kiểm tra 15.898 tổ chức đảng và 55.217 đảng viên, trong đó số tổ chức đảng có vi phạm là 10.478, phải thi hành kỷ luật 791 tổ chức đảng; số đảng viên có vi phạm là 42.757, trong đó phải thi hành kỷ luật 20.344 trường hợp.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đã thi hành kỷ luật 53.306 đảng viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 16 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị.
Trong năm 2019, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực đời sống: “Cụ thể là Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN. Quốc hội đã thông qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 100 nghị định, 119 nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị. Như vậy, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang”. Những tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN yêu cầu tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;
- Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa nghiêm. Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vướng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ...
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
Chỉ có nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng mới bảo đảm cho cán bộ, đảng viên xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Thực hiện giáo dục liêm chính, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng: “Liêm” là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, không cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, dìm dập người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình. “Chính” là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi những khuyết điểm. Đối với người: không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Ðối với việc: đặt việc công lên trên việc tư, làm việc gì cũng phải đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân, cho nước.
Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội. Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên và những giải pháp cơ bản để khắc phục, ngăn ngừa. Trong tình hình hiện nay, cùng với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp nêu trên, cần bổ sung thêm những biện pháp, những cách làm mới, thiết thực. Đổi mới công tác quản lý, kê khai tài sản của đảng viên đối với chi bộ; tăng cường các biện pháp giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Nếu như những biểu hiện “lệch chuẩn”, sự suy thoái về đạo đức, lối sống sớm được phát hiện, chấn chỉnh từ nơi đảng viên công tác, thì sự tha hóa, tham nhũng sẽ được ngăn chặn kịp thời.
Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức bao gồm toàn bộ các hoạt động, từ giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý theo pháp luật và kỷ luật đảng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm; rèn luyện lập trường quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, lý tưởng cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống theo chuẩn mực tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, cụ thể hóa thành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; phát huy tính tiền phong gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên… Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng chỉ phát huy hiệu quả nếu mỗi cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị kiên trì, kiên quyết từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Từng tổ chức cơ sở đảng cần hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là của bí thư cấp ủy các cấp. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh với những biểu hiện vi phạm. Đồng thời, có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dám đấu tranh, bảo đảm ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần tích cực, chủ động và kịp thời bổ sung những nội dung phù hợp; phối hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong phát hiện, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm. Từng cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp nắm rõ thực trạng và nguy cơ của tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong tổ chức mình; kịp thời phát hiện sớm và ngăn chặn hiệu quả mọi biểu hiện vi phạm. Tăng cường hơn nữa vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp cũng như các cơ quan pháp luật.
Về cán bộ và công tác cán bộ, Đảng ta đã luôn khẳng định: công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Cuộc đấu tranh PCTN có thành công vững chắc hay không phụ thuộc một phần quan trọng vào việc có làm tốt công tác cán bộ hay không. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm Quyết định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông trong đấu tranh với các luận điệu thù địch, sai trái, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cơ quan báo chí, truyền thông phải phản ánh trung thực, kịp thời, góp phần đưa chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống và là kênh thông tin quan trọng phát hiện những mặt tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông đóng vai trò giám sát và phản biện xã hội; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực, chú trọng việc giáo dục đạo đức bằng cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bảo đảm thu nhập, tiền lương tương xứng với sự đóng góp, phù hợp với công sức, trí tuệ của mỗi người đã cống hiến; thực hiện đẩy mạnh cải cách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần PCTN. Ngoài sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thì trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp phải thật sự quan tâm đến điều kiện làm việc, thu nhập và cuộc sống cho họ. Chống đặc quyền, đặc lợi, đồng thời có những chính sách, quy định chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các cấp quản lý cán bộ và giữa cán bộ, công chức với nhân dân./.
1. Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCTN. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức... Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam.
Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác PCTN. Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập “với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng thêm một bước”. Trong nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, có 56.572 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 16.259 cấp ủy viên các cấp. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra 13 tổ chức đảng và 33 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận các tổ chức đảng, đảng viên đều có khuyết điểm, vi phạm, trong đó đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách 3 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 13 đảng viên (khiển trách 7, cảnh cáo 6). Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị đã kiểm tra 15.898 tổ chức đảng và 55.217 đảng viên, trong đó số tổ chức đảng có vi phạm là 10.478, phải thi hành kỷ luật 791 tổ chức đảng; số đảng viên có vi phạm là 42.757, trong đó phải thi hành kỷ luật 20.344 trường hợp.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đã thi hành kỷ luật 53.306 đảng viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 16 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị.
Trong năm 2019, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực đời sống: “Cụ thể là Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN. Quốc hội đã thông qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 100 nghị định, 119 nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị. Như vậy, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang”. Những tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN yêu cầu tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;
- Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa nghiêm. Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vướng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ...
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
Chỉ có nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng mới bảo đảm cho cán bộ, đảng viên xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Thực hiện giáo dục liêm chính, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng: “Liêm” là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, không cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, dìm dập người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình. “Chính” là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi những khuyết điểm. Đối với người: không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Ðối với việc: đặt việc công lên trên việc tư, làm việc gì cũng phải đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân, cho nước.
Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội. Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên và những giải pháp cơ bản để khắc phục, ngăn ngừa. Trong tình hình hiện nay, cùng với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp nêu trên, cần bổ sung thêm những biện pháp, những cách làm mới, thiết thực. Đổi mới công tác quản lý, kê khai tài sản của đảng viên đối với chi bộ; tăng cường các biện pháp giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Nếu như những biểu hiện “lệch chuẩn”, sự suy thoái về đạo đức, lối sống sớm được phát hiện, chấn chỉnh từ nơi đảng viên công tác, thì sự tha hóa, tham nhũng sẽ được ngăn chặn kịp thời.
Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức bao gồm toàn bộ các hoạt động, từ giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý theo pháp luật và kỷ luật đảng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm; rèn luyện lập trường quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, lý tưởng cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống theo chuẩn mực tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, cụ thể hóa thành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; phát huy tính tiền phong gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên… Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng chỉ phát huy hiệu quả nếu mỗi cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị kiên trì, kiên quyết từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Từng tổ chức cơ sở đảng cần hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là của bí thư cấp ủy các cấp. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh với những biểu hiện vi phạm. Đồng thời, có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dám đấu tranh, bảo đảm ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần tích cực, chủ động và kịp thời bổ sung những nội dung phù hợp; phối hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong phát hiện, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm. Từng cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp nắm rõ thực trạng và nguy cơ của tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong tổ chức mình; kịp thời phát hiện sớm và ngăn chặn hiệu quả mọi biểu hiện vi phạm. Tăng cường hơn nữa vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp cũng như các cơ quan pháp luật.
Về cán bộ và công tác cán bộ, Đảng ta đã luôn khẳng định: công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Cuộc đấu tranh PCTN có thành công vững chắc hay không phụ thuộc một phần quan trọng vào việc có làm tốt công tác cán bộ hay không. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm Quyết định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông trong đấu tranh với các luận điệu thù địch, sai trái, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cơ quan báo chí, truyền thông phải phản ánh trung thực, kịp thời, góp phần đưa chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống và là kênh thông tin quan trọng phát hiện những mặt tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông đóng vai trò giám sát và phản biện xã hội; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực, chú trọng việc giáo dục đạo đức bằng cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Sáu là, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bảo đảm thu nhập, tiền lương tương xứng với sự đóng góp, phù hợp với công sức, trí tuệ của mỗi người đã cống hiến; thực hiện đẩy mạnh cải cách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần PCTN. Ngoài sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thì trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp phải thật sự quan tâm đến điều kiện làm việc, thu nhập và cuộc sống cho họ. Chống đặc quyền, đặc lợi, đồng thời có những chính sách, quy định chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các cấp quản lý cán bộ và giữa cán bộ, công chức với nhân dân./.
- Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng không phải để "thanh trừng nội bộ” và "đánh bóng tên tuổi”
- PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
- PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẦN GẮN LIỀN VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
- BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 2020
- Điều lệ trường phổ thông 2020